Logistics là toàn bộ quá trình lên kế hoạch, áp dụng vào thực tế, tiến hành kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hoá
Logistics là gì, có chức năng như thế nào? Dịch vụ Logistics là gì?
Theo làn sóng toàn cầu hoá, hoạt động mua bán, giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ không ngừng phát triển. Để đảm bảo sự ổn định trong chuỗi cung ứng hàng hoá, Logistics đã ra đời và dần trở thành một lĩnh vực riêng có vai trò hết sức quan trọng. Cho đến thời điểm hiện tại, Logistics đã trở thành một ngành học, có tiềm năng lớn và được đông đảo giới trẻ lựa chọn.
Vậy bản chất của Logistics là gì? Những vấn đề xoay quanh lĩnh vực này đang là thắc mắc của không ít người hiện nay. Chúng ta sẽ có câu trả lời ngay sau đây!
1. Logistics là gì?
Vào thẳng vấn đề, bạn có thể hiểu rằng Logistics là toàn bộ quá trình lên kế hoạch, áp dụng vào thực tế, tiến hành kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hoá, cùng với đó là thông tin của nhiên liệu đầu và sản phẩm đầu ra từ nơi xuất phát đến điểm tiêu thụ.
Nhiều người cứ nghĩ Logistics là hậu cần. Thực chất, nếu dịch nghĩa từ tiếng Anh qua tiếng Việt thì nó đúng là như vậy nhưng khi nói đến lĩnh vực Logistics, đó là cả một công đoạn bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, thậm chí cả marketing và container,…
2. Lịch sử hình thành thuật ngữ logistics
Nói về lịch sử hình thành, chúng ta cùng quay trở lại các cuộc chiến tranh giữ La Mã và Hy Lap. Trong những trận chiến này, người thực hiện nhiệm vụ chu cấp, phân phối vũ khí cũng như những nhu yếu phẩm khác cho quân lính được gọi là “Logistikas”. Công việc hậu cần này có ý nghĩa to lớn, vô cùng quan trọng và dường như không thể thiếu, ảnh hưởng lớn đến cục diện trận chiến. Các bên luôn cố gắng để duy trì chuỗi cung ứng của mình được ổn định và phá vỡ, cắt đứt nguồn cung ứng của địch thủ. Chính quá trình này đã đặt nền móng cho hệ thống quản lý Logistics sau này.
3. Logistics theo pháp luật Việt Nam
Logistics xuất hiện ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nói về định nghĩa chính xác, các bạn có thể tham khảo khái niệm Logistics là gì, điều này đã được quy định rõ trong pháp luật Việt Nam.
Theo đó, tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 đã nói rõ dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại. Thương nhân sẽ thực hiện các công việc như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục pháp lý, đóng gói sản phẩm, giao hàng cùng nhiều thủ tục khác theo thoả thuận giữa bên bán và bên mua đã ký từ trước.
4. Phân biệt Logistics và chuỗi cung ứng
Logistics thực chất chỉ là một phần của chuỗi cung ứng hàng hoá. Vậy phân biệt hai khái niệm này như thế nào?
Để có thể đưa ra cái nhìn chính xác nhất, chúng ta nên tìm hiểu rõ ràng về khái niệm chuỗi cung ứng được nêu ra bởi Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp. Theo đó, họ định nghĩa chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các khâu như hoạch định, quản lý mọi hoạt động liên quan đến nguồn cung sản phẩm, hoạt động sản xuất, mua hàng và những công việc quản lý Logistics. Xét về tổng thể, quản trị chuỗi cung ứng thực chất là sự phối hợp ở mức cộng tác và đối tác của các bên. Điển hình như nhà cung cấp nhiên liệu, sản phẩm, đơn vị trung gian, các đơn vị cung cấp dịch vụ,…
Trên thực tế, quản trị chuỗi cung ứng là quản trị sự liền lạc giữa các kênh với nhau. Nó sẽ chịu trách nhiệm kết nối các chức năng kinh doanh để tạo nên sự kết dính và mang lại hiệu quả cao nhất. Quản trị chuỗi cung ứng rộng hơn nhiều so với Logistics bởi lẽ nó còn bao gồm các công việc như marketing, thiết kế sản phẩm công nghệ thông tin, tài chính, hoạt động mua bán,…
Nhìn chung, Logistics chỉ là một phần của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng chú trọng đến hoạt động mua hàng, còn Logistics taaph trung về chiến lược phối hợp giữa sản xuất và mảng marketing.
5. Ý nghĩa của Logistics trong kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh, Logistics luôn khẳng định vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn của nó.
Mấu chốt của hoạt động kinh doanh đó là doanh nghiệp phải đưa được sản phẩm đến tay khách hàng của họ. Khi đó những công sức của khâu thiết kế, đầu tư sản xuất sản phẩm mới có giá trị. Đó chính là ý nghĩa của Logistics.
Chưa hết, hoạt động điều phối, quản lý nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời là trách nhiệm của Logistics. Quản lý sát sao chuỗi cung cấp, từ nguyên liệu mua vào đến công đoạn vận chuyển, bảo quản lưu trữ và phân phối. Mọi thứ cần nhuần nhuyễn, hoàn hảo, được tính toán kỹ lưỡng thì mới mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp.
Tất tần tật những điều này chính là ý nghĩa thực sự của Logistics.
6. Phân loại Logistics theo quá trình
Có khá nhiều cách phân loại Logistics nhưng chúng ta vẫn thường phân loại theo quá trình. Cụ thể:
6.1 Logistics đầu vào (Inbound Logistics)
Logistics đầu vào bao gồm tất cả các dịch vụ đảm bảo các yếu tố, nguyên liệu đầu vào được cung ứng một cách hiệu quả, ổn định và tối ưu về giá trị, lợi nhuận, tiết kiệm chi phí sản xuất.
6.2 Logistics đầu ra (Outbound Logistics)
Logistics đầu ra là dịch vụ cung cấp sản phẩm cuối dùng ở đầu ra và phân phối đến tay người tiêu dùng, tức là khách hàng của doanh nghiệp. Vị trí, thời gian và chi phí là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu để mang về lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
6.3 Logistics ngược (Reserve Logistics)
Có thể hiểu Logistics ngược là các dịch vụ đảm bảo mục đích cho quá trình thu hồi các phế phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Những phế phẩm này phát sinh trong mọi quá trình từ sản xuất ở nhà máy đến phân phối trên thị trường và cả sau khi qua tay người tiêu dùng.
7. Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics
Chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 20 đến 30 năm trở lại đây nhưng tốc độ phát triển của Logistics tại nước ta thực sự vượt bậc và bằng chứng là những con số kỷ lục. Có hơn 1500 doanh nghiệp đang hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
Với tiềm năng lớn, trong những năm tới, các thị trường lĩnh vực này sẽ còn cần đến gần 20.000 lao động. Đây chính là cơ hội việc làm lớn cho giới trẻ Việt Nam nếu quyết tâm lựa chọn và theo đuổi lĩnh vực này.
Tuy nhiên, bên cạnh nguồn cung lớn về lao động, ngành Logistics đòi những những đặc thù riêng của nó. Điển hình chính là trình độ ngoại ngữ. Thông thạo ngoại ngữ mới có thể hiểu rõ những vấn đề pháp lý quốc tế, làm việc với khách hàng nước ngoài và tránh được những rủi ro phát sinh do thiếu hiểu biết.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc Logistics là gì. Hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về lĩnh vực này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!